Quý khách đang có nhu cầu đặt may đồng phục kỹ thuật theo yêu cầu tại Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM. Xưởng may Trang Anh xin gửi đến quý khách hàng bảng giá may đồng phục kỹ thuật mới nhất, áp dụng cho các mẫu được thiết kế riêng. Chúng tôi cam kết mức giá tại xưởng và không qua trung gian.
Báo giá đồng phục kỹ thuật trọn gói tại Xưởng Trang Anh 2023
1. Bảng giá đồng phục kỹ thuật có sẵn giá rẻ
Mẫu 1-6 (Vải Pangrim Hàn Quốc): Giá 292.000 đồng/bộ, áo lẻ 202.000 đồng, quần lẻ 122.000 đồng.
Mẫu 7-9 (Vải Pangrim Hàn Quốc): Giá 289.000 đồng/bộ, áo lẻ 197.000 đồng, quần lẻ 171.000 đồng.
Mẫu 10-11 (Vải Kaki): Giá 242.000 đồng/bộ, áo lẻ 177.000 đồng, quần lẻ 147.000 đồng.
Mẫu 12-13 (Vải Kaki): Giá 172.000 đồng/bộ, áo lẻ 137.000 đồng, quần lẻ 122.000 đồng.
Mẫu 14 (Vải Kaki): Giá 200.000 đồng/bộ, áo lẻ 150.000 đồng, quần lẻ 130.000 đồng.
Mẫu 15 (Vải Kaki): Giá 199.000 đồng/bộ, áo lẻ 135.000 đồng, quần lẻ 122.000 đồng.
2. Bảng giá đồng phục kỹ thuật may theo yêu cầu
Tham khảo bảng giá tại xưởng Trang Anh sau đây:
Chất liệu | Số lượng | Áo cổ tròn cộc tay | Áo cổ bẻ cộc tay |
Cotton | 10-15 | 125.000 | +10.000 |
Cotton | 16-19 | 115.000 | +10.000 |
Cotton | 20-29 | 110.000 | +10.000 |
Cotton | 30-59 | 100.000 | +10.000 |
Cotton | 60-100 | 90.000 | +10.000 |
Cotton | >100 | 85.000 | +10.000 |
Cotton | >200 | Báo giá | Báo giá |
Lacoste 2 chiều | +5.000 |
Lacoste 4 chiều | +15.000/áo so với Lacoste 2 chiều |
Cotton 4 chiều | +25.000/áo so với cotton 2 chiều |
>1000 | 0933 93 55 94 |
SỐ LƯỢNG | TAY NGẮN | TAY DÀI |
20-30 | 140.000 | 150.000 |
40-50 | 130.000 | 140.000 |
60-70 | 125.000 | 135.000 |
80-120 | 120.000 | 130.000 |
130-200 | 115.000 | 125.000 |
300-400 | 110.000 | 120.000 |
GIÁ HÀNG CHẤT LƯỢNG: Kate For Mỹ; Kaki Thành công; Kaki Tuyết Mưa; Kaki Thun
SỐ LƯỢNG | TAY NGẮN | TAY DÀI |
20-30 | 190.000 | 200.000 |
40-50 | 180.000 | 190.000 |
60-70 | 175.000 | 185.000 |
80-120 | 170.000 | 180.000 |
130-200 | 165.000 | 175.000 |
300-400 | 160.000 | 170.000 |
Lưu ý: Nếu chọn Kaki thun mỗi áo cộng thêm 10.000 đồng. Giá trên chưa bao gồm tiền in hoặc thêu. Giá trên là giá cơ bản, những chi tiết may thêm như áo phối màu, nẹp che nút, đóng nút bóp kim loại thì sẽ cộng thêm từng mẫu cụ thể.
Đồng phục kỹ thuật là gì?
Đồng phục kỹ thuật là trang bị không thể thiếu với những công nhân hay kỹ sư làm về các vấn đề kỹ thuật.
Công việc kỹ thuật hay bảo trì yêu cầu chuyên môn cao kèm theo đó là các công việc liên quan tới dầu mỡ, khói bụi ô nhiễm và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nguy hiểm.
Để đảm bảo sức khỏe cũng như an toàn lao động cho công nhân và kỹ sư thì việc cung cấp chuẩn bị các bộ đồ bảo hộ kỹ thuật bảo hộ là rất quan trọng. Ngoài ra nó còn thể hiện sự quan tâm của công ty, doanh nghiệp với người lao động, từ đó giúp cho mọi người yêu công việc của mình hơn và hiệu quả công việc cũng sẽ tốt lên.
Tại sao cần sử dụng đồng phục kỹ thuật?
Đầu tiên phải kể đến đó là giúp cho công nhân, kỹ sư giảm bớt các nguy cơ tai nạn lao động trong quá trình làm việc. Đảm bảo sức khỏe công nhân khi làm việc trong các môi trường khắc nghiệt như hầm mỏ, nhà máy, phân xưởng.
Đồng phục còn tạo cảm giác thoải mái khi làm việc, chống tiếp xúc các hóa chất, giảm thiểu va chạm. Điều này rất có ích trong việc nâng cao năng suất lao động. Đồng phục sẽ làm cho mọi người cảm thấy bình đẳng với nhau, tạo mối quan hệ tốt đẹp.
Sự đồng đều mà đồng phục tạo nên còn mang lại thiện cảm cho khách hàng. Ngoài ra đồng phục còn giúp quảng bá thương hiệu của công ty, tạo dựng hình ảnh cho một công ty chuyên nghiệp trên thị trường.
Đồng phục nhân viên kỹ thuật còn giống như một lời cam kết của doanh nghiệp luôn quan tâm đến sức khỏe công nhân viên.
Khi may đồng phục kỹ thuật cần tránh một số vấn đề như sau
- Không thiết kế áo mẫu.
- Hình in, logo chất lượng kém, dễ bong tróc.
- Vải kém chất lượng, nhanh phai màu, không thấm hút mồ hôi, không vừa vặn tạo cảm giác khó chịu khi sử dụng.
Những lưu ý khi thiết kế và may một bộ đồng phục kỹ thuật
Trang phục được may mặc cần phải vừa vặn, thoải mái, không rườm rà, vướng víu gây cản trở trong công việc.
Với các nhân viên và kỹ sư kỹ thuật khi may đồng phục chúng ta nên ưu tiên may thêm các túi nhỏ ở ngực, đùi, mông để có thể dễ dàng đựng các dụng cụ cần thiết phục vụ cho công việc của họ.
Về chất liệu vải
Nên sử dụng các loại vải thấm hút mồ hôi tốt, bền màu và thông thoáng cho nhân viên như là vải cotton, vải lanh, vải silk, vải kaki,... để làm đồng phục.
Nếu nhân viên làm việc trong các môi trường đặc biệt nguy hiểm như tiếp xúc hóa chất độc hại thì cần sử dụng các loại vải chuyên biệt hơn để tạo cảm giác an toàn thoải mái hơn cho họ.
Thiết kế áo theo đặc thù công việc
Với các môi trường làm việc cơ bản thì vẫn sẽ là các bộ đồng phục kỹ thuật như trên nhưng với các môi trường nguy hiểm, nhiều hóa chất thì chúng ta có thể thiết kế thêm giày, ủng bảo hộ, găng tay hay mặt nạ phòng độc để đảm bảo an toàn cho người công nhân khi làm việc.
Về màu sắc và thương hiệu
Do công nhân, kỹ sư cũng thường xuyên làm việc trong các môi trường nguy hiểm như hầm mỏ, nhà máy, làm việc về đêm nên việc đầu tiên cần ưu tiên có các đường phản quang.
Về màu sắc của đồng phục thì có thể tùy thuộc vào sở thích và mong muốn của công ty nhưng thường sẽ là các màu xanh, xám, bạc. Ngoài ra có thể có màu đỏ, vàng, cam.
Logo thương hiệu nên được chú ý để không dễ phai màu cũng như bong tróc bởi đây là một điều tạo nên thương hiệu của công ty, doanh nghiệp. Tạo nên thiện cảm với khách hàng.
Về kiểu dáng và thiết kế
Bộ đồng phục nên được thiết kế và may sao cho có form dáng rộng rãi nhưng không được rườm rà. Phải vừa vặn, gọn gàng, thuận tiện cho công việc của nhân viên.
Thiết kế đồng phục theo mùa
Đây là một bước phát triển trong việc thiết kế đồng phục kỹ thuật do thời tiết thay đổi thường xuyên và nhiều môi trường khắc nghiệt. Về mùa nóng thì có thể thiết kế như đã đề cập ở phía trên, còn về mùa lạnh chúng ta có thể thiết kế thêm nhiều kiểu giữ ấm khác.
Cụ thể sẽ tạo ra đồng phục kỹ thuật 2 lớp, một lớp vải ngoài có thể là kaki sau đó bên trong sẽ là bông hay nỉ. Có thể thay cúc bằng séc áo, các túi vẫn sẽ ở ngực hoặc thêm ở 2 bên và phần tay áo có miếng dán để gọn gàng khi làm việc.
Lưu ý bảo quản đồng phục kỹ thuật
Sau khi được phân phát và sử dụng thì việc bảo quản đồng phục cũng là một phần không thể thiếu và mỗi người sẽ có một cách bảo quản khác nhau nhưng xét chung thì ta có thể rút ra một số lưu ý như sau:
- Ưu tiên giặt tay hơn giặt máy để tránh co giãn đồng phục.
- Hạn chế giặt chung với những đồ dễ phai màu tránh cho bộ đồng phục bị trộn màu.
- Không nên sử dụng thuốc tẩy hay các loại bột giặt có thành phần giặt tẩy cao tránh làm đồng phục nhanh bị hư hỏng.
- Hạn chế phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời nếu không đồng phục sẽ rất nhanh hỏng.
- Khi sấy ủi không để nhiệt độ cao vì đôi khi đồng phục sản xuất không đạt yêu cầu chịu nhiệt tốt.