Những năm gần đây, tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày một diễn biến phức tạp. Số người nhiễm covid và nghi nhiễm covid ngày một nhiều hơn. Chính vì vậy, các nhân viên y tế và những người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh cần trang bị cho mình đồng phục Covid.
Khái niệm đồng phục Covid
Đồng phục Covid hay phương tiện phòng hộ cá nhân là những sản phẩm, phương tiện bảo vệ các nhân viên y tế tránh khỏi nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc gần với người mắc Covid. Đồng thời cũng giúp ngăn cản những vi sinh vật dính trên đồ bảo hộ của nhân viên y tế nhiễm vào người bệnh.
Mục đích và phạm vi áp dụng đồng phục Covid
Mục đích
Ngăn nguy cơ lây nhiễm và phát tán virus Covid-19 từ người nhiễm covid sang các nhân viên y tế, các bệnh nhân khác, người nhà bệnh nhân, những người đến thăm cũng như môi trường xung quanh và cho cộng đồng.
Phạm vi áp dụng
Phương tiện phòng hộ được sử dụng cho tất cả các nhân viên y tế, người nhà người nhiễm covid và những người có tiếp xúc gần với những người bị nghi nhiễm virus hoặc xác định dương tính với Covid-19.
Các nguyên tắc khi sử dụng đồng phục Covid
- Chỉ mặc phương tiện phòng hộ trong buồng đệm
- Luôn sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi tiếp xúc, thăm khám và chăm sóc người nghi nhiễm hoặc người xác định dương tính với Covid-19.
- Cần làm thành thục quy trình mặc và gỡ bỏ phương tiện phòng hộ trước khi thực hiện chăm sóc người bệnh và người nghi nhiễm virus. (Được giám sát bởi những người đã được đào tạo.)
- Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng bảo hộ trước khi mặc
- Tránh chạm, điều chỉnh phương tiện hỗ trợ cá nhân khi đã vào phòng bệnh.
- Đảm bảo mặc kín toàn bộ cơ thể, không hở một phần da nào.
- Thay găng tay khi thay đổi bệnh nhân chăm sóc, sát khuẩn tay trước khi sử dụng găng tay mới.
- Trang phục phòng hộ dùng duy nhất 1 lần, sau khi tháo bỏ cần bỏ vào thùng chất thải lây nhiễm.
- Khi tháo phương tiện phòng hộ cá nhân phải lộn mặt ngoài vào trong và kết hợp cuộn vào; không sờ vào phần trước trang phục vì phía trước có nguy cơ lây nhiễm cao; tháo đồ bảo hộ ở phần mặt là thao tác cuối cùng.
Các loại phương tiện phòng hộ cá nhân
Có hai loại trang phục phòng hộ cá nhân là:
- Thứ nhất: Quần, áo choàng và mũ trùm đầu riêng biệt
- Thứ hai: Áo choàng chống thấm hoặc áo choàng có kèm tấm choàng chống thấm
Loại thứ nhất: Quần chống thấm, tạp dề chống thấm, khẩu trang y tế, khẩu trang N95, kính bảo hộ, mặt nạ che mặt, găng tay (y tế, cao su), ủng cao su, bao giầy loại ống cao, mũ che đầu loại trùm kín đầu và cổ, dung dịch vệ sinh tay nhanh.
Loại thứ hai: Bộ quần, áo choàng, mũ và bao giày chung, có khoá kéo phía trước; tạp dề chống thấm, khẩu trang (y tế, N95), kính bảo hộ, mạng che mặt, găng tay (y tế, cao su), ủng chống thấm và chống thủng, ủng cao su, dung dịch vệ sinh tay nhanh.
Các tiêu chí kỹ thuật của đồng phục phòng hộ cá nhân
Có một số tiêu chí an toàn cần tuân thủ khi mặc đồng phục phòng hộ cá nhân, như:
- Kính bảo hộ che mặt phải được cố định chặt vào khuôn mặt để ngăn chặn dịch không thấm vào bên trong.
- Găng tay nên sử dụng là găng tay Nitrile.
- Áo choàng và tạp dề phải đảm bảo chống thấm máu và dịch.
- Ủng cao su kháng thấm.
- Khẩu trang y tế, hô hấp phải đảm bảo không thấm nước và không bị xẹp vùng mặt.
- Bao giày cao gần đến gối, kháng thấm và chống trượt.
- Mũ che đầu và cổ có thiết kế chỗ mở phía trước.
- Nên sử dụng quần áo phẫu thuật để mặc phía trong trang phục phòng hộ cá nhân.
Trình tự mang, tháo các phương tiện phòng hộ cá nhân
Dưới đây là trình tự mang và tháo các phương tiện phòng hộ cá nhân mà ai cũng nên biết.
Trình tự mang đồ phòng hộ cá nhân
- Vệ sinh, sát khuẩn tay sạch sẽ
- Mang bao giày
- Mặc áo choàng
- Vệ sinh tay sạch sẽ
- Đeo khẩu trang
- Mang kính hoặc che mặt
- Đội mũ trùm tóc
- Vệ sinh tay
- Đeo găng tay
Trình tự tháo đồ phòng hộ cá nhân
- Tháo găng tay
- Vệ sinh tay
- Cởi bỏ áo choàng
- Tháo ủng
- Vệ sinh tay
- Tháo mũ trùm tóc
- Vệ sinh tay
- Tháo kính hoặc che mặt
- Tháo bỏ khẩu trang
- Vệ sinh, sát khuẩn tay sạch sẽ
Nguyên tắc sử dụng và lựa chọn phương tiện phòng hộ cá nhân
Nguyên tắc sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân
- Tùy vào mục đích sử dụng
- Khi thực hành các thao tác dễ gây máu và dịch tiết bắn vào cơ thể
- Lựa chọn trang phục phòng hộ cá nhân dựa vào nhận định nguy cơ tiến hành các thao tác chuyên môn
Lựa chọn phương tiện phòng hộ cá nhân dựa vào từng hoàn cảnh
- Trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Covid-19, sau khi tiếp xúc với môi trường nhiễm khuẩn: cần thực hiện rửa tay và sát khuẩn tay.
- Tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, dịch mũi, đờm, phần da không lành lặn: sử dụng găng tay và vệ sinh tay sạch sẽ.
- Trường hợp nhận thấy có nguy cơ bị bắn dịch lên cơ thể: các nhân viên y tế cần mặc áo choàng, đeo găng tay và vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh.
- Trường hợp có nguy cơ bị bắn dịch lên cơ thể và phần mặt: các nhân viên y tế cần mặc áo choàng, đeo khẩu trang, kính bảo hộ và găng tay. Đặc biệt, chú ý vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc với người nhiễm Covid-19.
Một số mẫu đồng phục Covid Trang Anh sản xuất
|
|
|
|
|
Trên đây là thông tin cơ bản về đồng phục Covid hay phương tiện phòng hộ cá nhân theo quy định an toàn của Bộ Y Tế. Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những mẫu đồng phục đẹp, an toàn nhất để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng. Truy cập dongphuctranganh.vn để biết thêm nhiều mẫu áo đồng phục mới nữa nhé.