Hiện nay, trên thị trường đã và đang có rất nhiều loại vải thun với thành phần, cấu tạo và đặc điểm khác nhau. Trong đó, vải CVC 65/35 và vải TC 35/65 rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Cụ thể, hãy cùng Trang Anh Uniform tìm hiểu vải thun CVC 65/35, Vải TC 35/65 là gì và cách phân biệt hai loại vải ngày ngay!
Khái niệm vải thun CVC 65/35 và vải TC 35/65
Để hiểu rõ và biết cách phân biệt được vải thun CVC 65/35 và vải TC 35/65. Đầu tiên, bạn đọc cần tìm hiểu về khái niệm và cấu tạo cơ bản của hai loại vải này để có cái nhìn tổng quan nhất.
Vải thun CVC 65/35 là gì?
Vải thun CVC 65/35 hay còn được gọi là Cotton 65/35 (CVC) có thành phần 65% dệt từ sợi bông tự nhiên, 35% còn lại sử dụng các sợi bông nhân tạo. Vì sử dụng thành phần chính là sợi bông tự nhiên với tỷ lệ cao, thế nên loại vải này thường được sử dụng nhiều để thay thế cho vải cotton nguyên nhất.
Loại vải này hiện được sử dụng nhiều vì giá thành tương đối rẻ. Tuy nhiên, vải thun CVC 65/35 lại có những đặc điểm tương tự như vải cotton nguyên nhất, đem đến sự thoải mái cho người mặc.
Hiện nay, vải thun CVC 65/35 đã và đang trở thành loại nguyên liệu chính trong lĩnh vực may mặc. Các sản phẩm chủ yếu từ loại vải này là áo đồng phục, áo thun, áo sơ mi… Với mức giá tương đối rẻ, vải phù hợp với mọi phân khúc người dùng nhưng vẫn đảm bảo được vấn đề chất lượng và sự thoải mái khi mặc.
Vải TC 35/65 là gì?
Ngược lại với vải CVC 65/35, vải TC 35/65 cũng là một chất vải thun xuất hiện phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, tỷ lệ sợi cotton trong vải chỉ chiếm 35%, 65% còn lại là Polyester. Vì vậy, loại vải này còn được gọi với tên khác là Cotton Poly hay Tixi.
Vì được kết hợp với thành phần Polyester nên vải Tixi có khả năng chống thấm hút tương đối cao. Đồng thời, trong quá trình sản xuất, người ta cũng kết hợp sử dụng thêm sợi Spandex để tăng khả năng có giãn cho vải. Vì vậy, loại vải này ngoài việc chống thấm hút, tạo cảm giác thoáng mát thì còn có thể co giãn được 2 chiều hoặc 4 chiều tùy theo tỉ lệ Spandex được pha. Hiện nay, vải TC 35/65 cũng được sử dụng nhiều trong thị trường may mặc với thành phẩm là áo thun, đồ thể thao, áo giữ nhiệt…
Như vậy, Vải TC 35/65 có độ bóng mượt cao nhưng khả năng thấm hút hạn chế so với CVC, thích hợp cho việc may áo đồng phục công nhân, đồng phục áo thun giá rẻ, về mặt thẩm mỹ cho thương hiệu.
Cách phân biệt vải thun CVC 65/35 và vải TC 35/65 đơn giản?
Đều là hai loại vải sử dụng thành phần chính từ sợi cotton và sợi Polyester với tỉ lệ trái ngược nhau. Do đó, hai loại vải CVC 65/35 và vải TC 35/65 rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Cụ thể, hãy tham khảo cách phân biệt hai loại vải này cùng Trang Anh Uniform dưới đây:
Nhận biết vải thun CVC 65/35
Để phân biệt vải thun CVC 65/35 và vải TC 35/65, bạn có thể tham khảo thông tin cơ bản về vải CVC 65/35 dưới đây:
Cấu tạo: Vải thun 65/35 có cấu tạo chính từ 65% sợi bông tự nhiên và 35% còn lại là sợi Polyester. Thành phần chủ yếu là tự nhiên nên vải thường rất được ưa chuộng trên thị trường để thay thế vải cotton truyền thống.
Ưu điểm của vải: Vải thun 65/35 được xác định có giá thành rẻ hơn nhiều so với loại vải cotton nguyên nhất. Tuy nhiên, loại vải này vẫn giữ được những ưu điểm nổi bật của vải cotton truyền thống, đảm bảo được độ bền và độ an toàn với người sử dụng, kể cả người có làn da nhạy cảm.
Nhược điểm: Độ thấm hút mồ hôi của vải thun 65/35 thấp hơn so với vải cotton nguyên nhất. Vì vậy, vải có thể gây cảm giác khó chịu cho người dùng nếu tiếp xúc lâu với môi trường nhiệt độ cao.
Nhận biết vải TC 35/65
Mặc dù đều chứa thành phần cotton và Polyester, tuy nhiên vải thun CVC 65/35 và vải TC 35/65 lại có sự khác biệt rõ ràng về tỉ lệ. Cụ thể:
Cấu tạo: Cấu tạo vải TC 35/65 có thành phần chính là 65% sợi Polyester và 35% còn lại là sợi cotton, trái ngược hoàn toàn với vải thun CVC 65/35. Việc kết hợp này sẽ làm tối ưu hóa mức giá của các sản phẩm làm từ loại vải này, từ đó phù hợp với
Ưu điểm: Vải TC 35/65 có ưu điểm nổi bật là mắc giá thành tương đối rẻ. Loại vải này vẫn có độ co giãn và độ thấm hút ở mức tương đối, không gây sự khó chịu cho người sử dụng.
Nhược điểm: Nếu đem lên bàn cân so sánh, loại vải này sẽ có khả năng thấm hút kém hơn hẳn so với vải cotton nguyên chất và vải thun CVC 65/35 vì tỉ lệ cotton thấp. Đồng thời, khả năng chịu nhiệt và ánh sáng không quá cao, do đó dễ bị nhăn khi là hoặc ủi. Vải cũng dễ bị phân hủy trong môi trường axit nên độ bền không được đánh giá quá cao.
Nhìn chung, để phân biệt được vải thun CVC 65/35 và vải TC 35/65, chúng ta chỉ cần nhìn vào thành phần chính của vải. Trong trường hợp không thể biết được thành phần, bạn cũng hoàn toàn có thể dựa vào chất liệu, độ thấm hút mồ hôi, sự thông thoáng trong quá trình sử dụng trang phục để nhận biết chất liệu vải.
Bạn đang theo dõi bài viết "Vải thun CVC 65/35, Vải TC 35/65 là gì & Cách phân biệt đơn giản" do đội ngũ Trang Anh Uniform biên tập, chúng tôi hi vọng bài viết này sẽ hữu ích đến quý bạn đọc. Nếu bạn đang tìm kiếm một công ty may đồng phục áo thun chuyên nghiệp và đáng tin cậy, hãy liên hệ với chúng tôi Hotline PKD: 0933 93 55 94 - Xưởng may Đồng phục áo thun ngay hôm nay. Chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn trong quá trình thiết kế và đặt hàng đồng phục, để mang lại sự đồng đều và gắn kết cho đội nhóm của bạn.