Vải len mang nhiều ứng dụng không chỉ trong thời trang mà còn ở các lĩnh vực như nội thất hay làm đồ handmade. Đặc tính giữ ấm tốt, bền bỉ nên thường được sử dụng phổ biến trong may mặc. Vậy vải len là gì? Ưu điểm, nhược điểm cũng như cách phân loại ra sao? Trang Anh sẽ đưa ra câu trả lời chi tiết trong bài viết dưới đây.
Vải len là gì? Phân loại như thế nào?
Vải len được làm từ sợi tự nhiên có nguồn gốc từ lông của động vật. Mỗi loại lông sẽ có những đặc tính khác nhau và nhờ vào quá trình pha trộn sẽ cho ra loại len với chất lượng khác nhau.
Đối với những dòng len được làm từ 100% lông động vật sẽ có giá thành rất cao và nó mang rất nhiều đặc tính tốt cho thiết kế thời trang. Ngược lại, nếu như len được pha trộn thêm các hoạt chất khác thì giá thành rẻ và sẽ có các nhược điểm khác.
Ví dụ:
Đối với dòng len được làm từ 100% lông cừu thì sẽ có thể giữ nhiệt cao, chất liệu mềm mại, thoáng khí và độ đàn hồi rất cao.
Len cotton là được pha trộn giữ 50% lông động vật với 50% cotton: Loại này có thể giữ ấm, mịn, co giãn tốt nhưng giá thành lại cũng khá rẻ.
Len Cashmere sẽ được làm từ lông của dê Kashmir có đặc điểm khá nhẹ, ấm, mềm và rất bền. Dòng lông dê Kashmir khá hiếm nên đây được xem là loại len có giá thành rất cao.
Len tổng hợp sẽ được pha trộn giữa len và nhiều hoạt chất khác như poly, acrylic... tạo nên một dòng len mềm mịn, ấm áp và vừa túi tiền của hầu hết tất cả mọi người.
Như vậy vải len đang là một trong những lựa chọn tuyệt vời trong ngành may mặc. Thường dòng vải này sẽ phù hợp cho việc may các kiểu áo len vào mùa đông để giữ ấm cho cơ thể. Vì chất liệu vải có khả năng giữ ấm mà lại thông thoáng nên thường được ứng dụng để may váy áo, tất, các loại đồng phục công ty…
Vào mùa đông chất liệu len vẫn luôn được ưu ái lựa chọn hơn so với những dòng chất liệu khác. Tùy thuộc vào từng loại kết hợp sẽ cho ra những chất liệu len khác nhau và giá thành cũng sẽ khác nhau.
Những ưu điểm và nhược điểm của vải len là gì?
Ưu điểm
Vải len có những ưu điểm nổi bật như sau:
Chất vải khi sờ vào rất mềm mại, không gây đau rát khi cọ xát vào cơ thể.
Không gây kích ứng da
Có khả năng giữ ấm, cách nhiệt hiệu quả.
Nguyên liệu tự nhiên sẽ giúp trang phục của bạn có độ bền cao hơn.
Có co giãn, đàn hồi, dễ dàng vận động, giặt nhiều lần cũng không bị bai nhão, xệ vải.
Có khả năng chống cháy
Dễ dàng nhuộm màu mà không cần đến nhiều hóa chất…
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm kể trên thì vải len còn có một số nhược điểm như:
Các sợi len có sự liên kết với nhau, nếu như có 1 sợi bị rách thì rất dễ làm cho các sợi khác bung ra theo. Khó có thể vá lại được như vải thông thường.
Thấm nước nhanh chóng, nặng tay khi giặt do ngấm nước nhiều. Vì thế khi muốn giặt cũng sẽ tốn nhiều thời gian làm sách hơn.
Lâu khô hơn so với các chất liệu vải khác.
Cách phân biệt vải len đơn giản
Khi bạn quan sát bằng mắt thường sẽ thấy trên về mặt của len sẽ có lớp lông cù, sờ tay vào có cảm giác rất mềm, mịn màng. Nếu vò bằng tay thì sẽ không làm lớp vải len bị nhăn.
Khi bạn phân biệt bằng cách đốt cháy thì sẽ thấy len có biểu hiện khó khăn trong việc bắt lửa, mùi đốt khét, vò nhẹ ra tro đen, không giữ cháy được lâu, tắt hẳn.
Như vậy vải len cũng rất dễ phân biệt, chỉ khi ta nhìn vào bằng mắt thường cũng thấy được chất liệu này nó có nhiều điểm riêng biệt hơn so với các dòng vải khác. Hơn nữa vải len cũng sẽ dày dặn hơn, mịn mát nhưng lại có khả năng giữ ấm tốt hơn.
Những ứng dụng phổ biến của vải len
Trong may mặc
Đầu tiên không thể không nhắc đến ứng dụng của vải len trong may mặc. Chất liệu này có thể thiết kế được nhiều kiểu dáng với các màu sắc khác nhau như áo len, áo khoác, áo choàng, chân váy…
Trang trí nội thất
Vải len có thể sử dụng để làm các món đồ trang trí nội thất khá được ưa chuộng như thảm trải sàn, gối tựa lưng, chăn, bọc gối...
Đồ handmade
Vải len còn có thể sử dụng làm một số sản phẩm handmade như gấu bông, bông tai, móc khóa... Đây là các sản phẩm có thể sử dụng đrê kinh doanh, làm trang trí rất phù hợp với những ai có khả năng làm đồ handmade.
Vệ sinh vải len như thế nào để có độ bền cao?
Mặc dù bản chất vải len đã có độ bền rất tốt, nhưng khi sử dụng chúng ta cũng cần phải lưu tâm đến những vấn đề như sau:
Nên giũ quần áo len trước khi giặt để bụi bẩn có thể bay ra hết.
Len có thể bị xù nên có thể sử dụng dụng cụ cắt len thừa để loại bỏ sợi len xù đi.
Không ngâm vải len trong nước quá nhiều.
Không treo vải len bằng móc vì nó có thể khiến vải bị chảy xệ, làm mất phom áo quần.
Không sử dụng chất tẩy, nhất là những loại len có màu.