Vải Kaki là gì? Ưu, nhược điểm và cách nhận biết

Trong may mặc, vải kaki thường được sử dụng rất phổ biến nhất là thiết kế các loại quần áo cần co giãn và độ bền. Tuy nhiên do tính chất của dòng vải này khá giống với nhiều chất liệu khác nên thường sẽ bị nhầm lẫn.

Vải kaki thường được sử dụng cho các loại đồng phục công nhân, nhân viên văn phòng và các mẫu áo quần đồng phục cho các doanh nghiệp. Chất liệu kaki được làm từ sợi cotton hoặc sợi tổng hợp dệt chéo với nhau, có độ bền cao và ít nhăn. Vải kaki dễ giặt và giữ màu tốt, không bị phai màu.

Dưới đây, hãy cùng đội ngũ Trang Anh sẽ chia sẻ chi tiết hơn về những ưu, nhược điểm cũng như cách nhận biết về vải kaki đơn giản. 

Vải Kaki là gì?

Vải Kaki hay còn được gọi là Khaki trong tiếng Anh, chất liệu phổ biến trong ngành may mặc và khá được ưa chuộng. Thông thường chất liệu này sẽ được kết hợp từ sợi cotton đan chéo với sợi tổng hợp hoặc dệt từ cotton 100%. 

Cũng có rất nhiều loại vải Kaki khác nhau, do người sản xuất muốn kết hợp thêm các chất liệu khác để sản phẩm được đẹp hơn và lên dáng dễ dàng hơn. Ngoài ra, vì sợi vải cotton 100% sẽ có những nhược điểm nhất định nên việc kết hợp thêm chất liệu tổng hợp khác sẽ giúp vải có những đặc tính như bền, co giãn cao, hạn chế nhăn nhúm và đặc biệt là tạo cảm giác thoải mái, mát mẻ cho người mặc.

Hiện nay trên thị trường có 2 loại vải kaki phổ biến là kaki thun và kaki cotton lạnh, mỗi loại có đặc tính và ứng dụng riêng:

Kaki thun được dệt từ nhiều loại sợi như rayon, nylon, polyester, spandex và có đa dạng màu sắc. Vải kaki thun có độ co giãn tốt, giúp người mặc cảm thấy thoải mái và dễ dàng vận động, nhưng vẫn giữ được form khi may trang phục. Với độ bền cao, không sợ rách hay hư hỏng trong quá trình sử dụng, kaki thun được ưa chuộng để làm đồng phục cho các công ty, nhà máy, xí nghiệp.

Kaki cotton lạnh là loại vải được dệt từ sợi rayon, nylon, polyester, spandex và thêm sợi coolmax giúp làm mát. Vải kaki cotton lạnh rất nhẹ, mềm mỏng, có độ co giãn và bề mặt láng mịn. Sờ vào cảm giác mát lạnh và rất thoải mái khi mặc. Loại vải này được lựa chọn để làm đồng phục cho các nhân viên văn phòng, hướng dẫn viên du lịch, hay những công việc có tính chất vận động. 

Ngoài ra, còn nhiều loại vải khác được sử dụng để may đồng phục công ty, tùy thuộc vào yêu cầu và điều kiện làm việc của từng công ty. Quan trọng là chọn chất liệu vải đảm bảo tính thoải mái, độ bền và dễ vệ sinh cho nhân viên.

Ưu điểm và nhược điểm của vải Kaki

Ưu điểm

Dòng chất liệu Kaki thường rất phổ biến và chúng ta có thể thấy ở nhiều sản phẩm áo quần. Mang đặc tính vượt trội, Kaki như một chất liệu không thể thiếu cho ngành may mặc hiện nay. Cụ thể những ưu điểm của nó như sau:

Vải có độ bền cao, dày dặn, ít nhăn

Chất liệu mát mẻ, có khả năng thấm hút mồ hôi và tạo cho người mặc cảm giác thoải mái.

Có độ co giãn nhất định, phụ thuộc vào yêu cầu của từng loại sản phẩm. 

Nhuộm màu bền bỉ, khó có thể phai khi giặt.

Ứng dụng may mặc tốt, không chỉ quần áo mà còn có thể may các sản phẩm khác như balo, giày, đồng phục công sở hoặc đồng phục bảo hộ lao động…

Vì tính chất dễ nhuộm màu nên vải Kaki có đa dạng màu sắc, may được nhiều kiểu dáng cũng như nhiều sản phẩm phong phú. 

Nhược điểm

Nhược điểm đầu tiên cần nói đến đó là dòng vải này khó có thể phù hợp với những sản phẩm có thiết kế cầu kỳ. Thêm vào đó đây là dòng vải có giá thành khá cao. 

Một số dòng vải Kaki thường được sử dụng

1. Vải kaki 65/35 

Vải kaki 65/35 là vải được tạo thành có chủ yếu từ Cotton chiếm 65% và 35% PE. Tương tự các loại vải khác, Vải kaki 65/35 được rất nhiều người ưa thích sử dụng. Tuy nhiên nó được khai thác nhiều trong việc sản xuất quần áo bảo hộ lao động. bởi khả năng thấm hút mồi hôi tốt, thời gian sử dụng có thể lâu hơn 1.5 năm.

Vải kaki 65/35
Vải kaki 65/35

2. Kaki cotton

Dòng Kaki thun sẽ có tính chất mỏng hơn so với các loại Kaki khác vì nó được dệt từ sợi bông tự nhiên được dệt từ 100% sợi cotton. Thông thường dòng kaki này sẽ được ứng dụng cho việc may các sản phẩm như quần áo nữ, váy vóc. Bởi vì chất liệu này thoáng mát, co giãn và ôm sát cơ thể rất tốt.  

Vải kaki cotton được dệt từ 100% sợi cotton, có chứa sợi bông tự nhiên.
Vải kaki cotton được dệt từ 100% sợi cotton, có chứa sợi bông tự nhiên.

3. Vải Kaki lụa

Để khắc phục được nhược điểm vải cứng của vải kaki thì người ta đã sáng tạo ra vải kaki lụa, đây là sự kết hợp giữa chất vải lụa và kaki tạo nên chất vải mềm mại, thoáng mát và dễ chịu hơn rất nhiều, chính vì thế mà loại vải này được rất nhiều người yêu thích lựa chọn trong thiết kế: vải kaki may đầm, vải kaki may quần nam hay áo vest kaki nữ.

Vải Kaki Lụa là vải có sự kết hợp hoàn hảo của chát liệu vải kaki và chất liệu vải lụa.
Vải Kaki Lụa là vải có sự kết hợp hoàn hảo của chát liệu vải kaki và chất liệu vải lụa.

4. Kaki thun

Vải Kaki thun là phiên bản cải tiến đặc biệt của các loại vải kaki thông thường khác. Vì thế kaki thun có các đặc điểm của dòng vải kaki. Loại vải này thường được sản xuất bằng cách dệt những sợi bông tạo thành một tấm vải.

Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của dòng Kaki thun đó chính là độ co giãn khá cao. Loại Kaki thun lại cũng khá dày và cũng có khả năng ôm sát vào cơ thể người mặc. Tuy nhiên chất liệu lại rất thoáng mát, thoải mái và có thể thấm hút mồ hôi rất tốt. 

Vải kaki thun
Vải kaki thun

5. Kaki không thun

Trái ngược với chất liệu Kaki thun thì dòng Kaki không thun không co giãn, vải cứng phom tạo cảm giác đứng dáng. Vải kaki không thun có thành phần chính là cotton, thường được ứng dụng để may các sản phẩm quần dành cho nam giới, đặc biệt là những loại quần áo dành cho việc bảo hộ lao động. 

Tính đến nay, chất liệu kaki không thun được đánh giá là một trong những chất liệu vải dùng làm quần tây, quần ống đứng hay trang phục bảo hộ tốt nhất hiện nay.

Vải Kaki không thun
Vải Kaki không thun

6. Kaki Polyester

Loại vải này có nguồn gốc từ các sợi tổng hợp, nó có thành phần của sợi cotton và Etilen (polyester). Vải này thường ít co giãn nhưng lại có khả năng thấm hút tốt. 

7. Vải Kaki Pangrim

Còn được biết đến với tên gọi khác là vải kaki Hàn Quốc là loại vải được kết hợp giữa nhiều các sợi tổng hợp khác: nylon, polynosic,… giúp cho chất vải được mềm mại, có độ đàn hồi cao hơn.

Vải kaki Pangrim này thường được ứng dụng vào trong các bộ đồ bảo hộ và ít bị ăn mòn hay xù lông do sử dụng nhiều, tuy nhiên giá thành của loại vải này lại khá cao.

Vải Pangrim 2721
Vải Pangrim 2721

8. Vải Kaki tuyết mưa

Đây là loại vải có độ co giãn hai chiều, độ cứng vừa phải giúp giữ cho form của áo hoặc váy được lên dáng tốt và đảm bảo hơn. Loại  vải này thường có khả năng co giãn, ít bị bám bụi hay nhăn, khắc phục được tối đa các nhược điểm của nhiều loại vải khác.

Chính vì thế mà loại vải này được rất nhiều người ưa chuộng và lựa chọn làm sản phẩm trong túi vải kaki, chân váy kaki công sở hay quần tây kaki nữ.

Vải tuyết mưa
Vải tuyết mưa

9. Vải kaki thô

Kaki thô còn gọi là kaki không thun, loại vải này ít nhăn, cứng cáp, độ co giãn thấp. Chính bởi đặc tính này mà loại vải này được ứng dụng rất nhiều khi may quần tây cho nam giới tạo form đứng, tăng vẻ tinh tế, lịch thiệp. Hơn nữa, độ cứng cáp cũng là ưu điểm để may trang phục bảo hộ giúp người mặc tránh được những va chạm, tổn thương không như mong muốn.

Vải kaki thô
Vải kaki thô

Cách nhận biết các loại vải Kaki

Mỗi dòng vải Kaki sẽ có tính chất và đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên bằng mắt thường chúng ta cũng khó có thể phân biệt được rõ ràng từng chất liệu. Đối với cách nhận biết chất liệu Kaki thun và Kaki không thun bạn sẽ dựa vào độ dày, độ co giãn của sản phẩm. Kaki thun sẽ mỏng hơn, co giãn tốt hơn. 

Đối với dòng Kaki Polyester và Kaki Cotton dấu hiệu nhận biết rõ nhất bằng cách đốt cháy. Nếu như khi đốt có mùi thơm nhẹ thì đó là dòng vải kaki Polyester. Còn nếu như cháy nhanh, lửa vàng và tro mịn thì đó là dòng Kaki Cotton. 

Bảo quản vải Kaki như thế nào bền?

Dù là dòng chất liệu có độ bền đến mấy mà bạn không biết cách bảo quản, gìn giữ thì cũng khiến quần áo nhanh hư hỏng. Dòng chất liệu Kaki cũng như vậy, bạn nên lưu ý một số cách bảo quản khi giặt, khi phơi và cả khi cất giữ. 

1. Khi giặt quần áo có chất liệu Kaki

Nên giặt riêng những quần áo có chất liệu Kaki, giặt mặt trái để tránh làm ảnh hưởng đến màu cũng như chất liệu của vải. 

Bởi vì cấu trúc vải Kaki thường dễ bị mùn vải nên hạn chế việc giặt bằng máy.

Hạn chế sử dụng những loại nước giặt có chất tẩy rửa.

2. Khi phơi

Tuyệt đối không được để ánh nắng trực tiếp quá gắt chiếu vào vải khiến vải bị bạc màu hoặc ngả sang màu khác.

3. Khi cất giữ

Chất liệu Kaki dễ bám bụi nên khi cất giữ nên bọc kín hoặc dùng giấy lụa để bọc bên ngoài. 

Không đè nặng lên quần áo có chất liệu Kaki vì có thể khiến mất phom hoặc làm nhăn. 

Nên để vải kaki trong tủ nhôm kính để tránh việc bị mối mọt.

Bảng giá vải Kak hiện nay

  • Giá vải kaki thun: 50-100.000/mét
  • Giá vải kaki polyester: 50-120.000/mét
  • Giá vải kaki cotton: 50-150.000/mét
  • Giá vải kaki lụa: 100-200.000/mét
  • Giá Vải kaki cao cấp: giao động từ 30.000-200.000/mét
  • Giá Vải kaki ướt: Giá vải kaki ướt hiện nay từ 30.000-200.000/mét

Tuy nhiên, giá thành bên trên chỉ mang tính chất tham khảo, hiện nay giá thường sẽ giao động từ 100-200.000 đồng/mét tùy thuộc vào loại vải.

Ví dụ như mua vải kaki Nam Định khác với vải kaki Thành Công vì mỗi nơi chất liệu hay loại vải khác nhau cũng sẽ ảnh hưởng đến giá thành của vải.

Đồng Phục Trang Anh - Xưởng May Áo Thun Giá Sỉ

Công ty Trang Anh là đơn vị chuyên thiết kế và Xưởng sản xuất may áo thun đồng phục giá rẻ, mẫu mã đồng phục công ty đẹp cao cấp. Nhận tư vấn thiết kế may mẫu ✓Giá cạnh tranh ✓Gửi BÁO GIÁ ngay

Ngoài sản xuất đồng phục theo yêu cầu, thì Đồng Phục BosVina có sẵn kho hơn 100.000 áo cho anh chị đại lý nhập phôi về in.

Đặc biệt: Thời gian nhận đơn và trả hàng chỉ TRONG 24H

Nhận sản xuất đồng phục SLL : 0937 091 291 (Zalo)

TẢI NGAY

BẢNG GIÁ ĐỒNG PHỤC

bang-gia-dong-phuc-trang-anh.pdf

* Hệ thống sẽ gửi bảng báo giá mới nhất qua Zalo & Email của Quý khách trong thời gian sớm nhất.