Denim là một loại vải được dệt bằng công nghệ đan chéo với kiểu dệt kết hợp 2 màu sợi chàm và trắng. Loại vải này hiện đang xuất hiện phổ biên trên thị trường với các mặt hàng phổ biến như quần jean, váy jean… Nếu bạn chưa hiểu rõ về vải denim thì hãy cùng Trang Anh Uniform tìm hiểu về loại vải này ngay dưới đây!
Vải denim là gì?
Về mặt khái niệm, vải denim được biết đến là một loại vải được dệt bằng hình thức đan chéo các sợi cotton màu trắng và màu chàm lại với nhau. Trong đó, sợi chàm sẽ được đan theo chiều dọc và sợi trắng đan theo chiều ngang. Với cách thức dệt này, độ bền của vải luôn được người trong nghề đánh giá cao.
Vải denim truyền thống thường được đặc trưng bởi màu xanh lam vì sử dụng thuốc chàm. Vì mật độ sợi denim trong vải tương đối cao nên thường tạo nên tổng thể nhìn cứng và chắc chắn. Đây cũng chính là lý do khiến loại vải này được sử dụng để may các loại trang phục đòi hỏi về form dáng như quần jean, túi xách, thắt lưng...
Các loại vải denim phổ biến trên thị trường
Hiện nay, các đơn vị sản xuất vải đã và đang cung cấp đến thị trường đa dạng các loại vải denim với kiểu dáng, chất lượng và màu sắc khác nhau. Cụ thể bao gồm:
Vải Dry denim: Loại vải này có màu xanh đen đậm vì người ta sẽ tiến hành nhuộm vải và không thực hiện bước giặt vải sau đó. Vì vậy, khi đem về sử dụng thì loại vải này thường dễ bị phai màu trong quá trình giặt.
Vải Raw denim: Loại vải này cũng không được giặt lại sau khi nhuộm. Tuy nhiên, quá trình giặt loại vải này sẽ không làm phai quá nhiều màu trên bề mặt vải. Ngược lại, việc giặt vải sẽ giúp vải trở nên mềm hơn và tránh tình trạng bị co lại.
Vải Selvedge denim: Đây được coi là loại chất liệu có độ bền tốt nhất trong các loại vải denim. Vải này còn có cách gọi khác là denim may biên với các đường sọc trắng ở mép vải chưa được nhuộm màu.
Ưu nhược điểm của vải denim
Để hiểu rõ hơn về vải denim, bạn đọc có thể tham khảo thông tin đánh giá về ưu nhược điểm của loại vải này dưới đây!
Ưu điểm của vải denim
Độ bền cao: Với cách dệt đan chéo các sợi cotton, loại vải này thường có độ bền tương đối cao. Nếu được bảo quản đúng cách, trang phục được làm từ loại vải này có thể sử dụng lên đến 10 năm mà không hề bị mòn, rách hay phai màu.
Dễ bảo quản: Bạn chỉ cần tránh để trang phục được làm từ vải denim ở nơi có độ ẩm cao thì vải sẽ luôn được bền đẹp.
Dễ thiết kế trang phục: Những trang phục được làm từ loại vải này luôn toát lên vẻ đẹp khỏe khoắn, bụi bặm và cá tính với nhiều kiểu dáng khác nhau.
Mức độ thoáng khí cao: Mặc dù được đan chéo chắc chắn nhưng vải denim vẫn có độ thoáng khí cao, không tạo cảm giác ngột ngạt cho người mặc.
Ít bị nhăn: Denim là một loại vải có khả năng chống nhăn cao và ít bị co rút. Vì vậy, dù sử dụng trong thời gian dài thì vải cũng rất ít bị nhăn.
Nhược điểm của vải denim
Thời gian khô chậm: Với những ưu điểm kể trên, vải denim cũng có nhược điểm khiến nhiều người khó chịu chính là thời gian khô lâu. Nếu phơi ở khu vực có nhiệt độ thấp hoặc không gian hẹp, độ ẩm cao thì vải rất dễ xuất hiện mùi hôi khó chịu.
Độ co giãn không cao: Mặc dù được làm từ thành phần cotton nhưng khi được may theo cách đan chéo thì vải denim lại có độ co giãn rất thấp. Vì vậy, loại vải này thường không được ứng dụng để may quần áo thể thao.
Quy trình sản xuất vải denim
Hiện nay, vải denim đang được các đơn vị sản xuất theo quy trình dưới đây:
Ứng dụng của vải denim
Hiện nay, vải denim đang được ứng dụng phổ biến trên thị trường trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể bao gồm:
Lĩnh vực may mặc: Loại vải này thường được sử dụng để may các loại trang phục phổ biến như áo sơ mi bò, quần jean, yếm, quần short… Những món đồ phụ kiện như giày thể thao, thắt lưng, túi xách cũng được làm nhiều từ loại vải này.
Lĩnh vực nội thất: Vải denim hiện cũng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực nội thất như vải bọc ghế sofa, rèm cửa, túi đậu, thảm trải sàn…
Một số ứng dụng khác: Vải denim hiện nay cũng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như trang trí xe hơi, sáng tạo nghệ thuật…