Là một loại vải được sản xuất từ các loại sợi tổng hợp, vải dacron đang được biết đến nhiều với độ bền và khả năng chống nước hiệu quả. Hiện nay, loại vải này đang được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm có khả năng chống nước.
Vải dacron là gì?
Vải dacron được xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng những năm 50 của thế kỷ trước. Lại vật liệu này được nghiên cứu và sản xuất bởi nhà hóa học DuPont, từ đó đem đến cho thị trường nguồn nguyên liệu hữu ích phục vụ cuộc sống.
Về tính chất, dacron là loại vải được tạo ra từ các sợi tổng hợp thông qua quá trình hóa nhiệt để làm cứng sợi. Bề mặt của vải hoàn toàn nhẵn bóng và không dễ bị tác động từ bên ngoài, có khả năng chống biến dạng cao.
Tính chất của vải dacron
Dacron hiện nay được nhiều người biết đến là một loại vải có tính chất đặc thù, trở thành một loại vật liệu hữu ích phục vụ quá trình sản xuất các mặt hàng chống nước, chống bám bụi… Cụ thể, loại vải này có những tính chất nổi bật sau:
Sản xuất chủ yếu từ sợi polyester đến dễ cháy
Dệt bằng công nghệ hiện đại, bề mặt nhẵn
Khả năng chống ẩm, chống nước cao
Độ hút ẩm thấp, chỉ 1- 5%
Vải không có độ thoáng khí, tạo cảm giác bí bách
Khả năng chống mài mòn tương đối cao
Ưu nhược điểm của vải dacron
Để hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như lý do khiến loại vải này xuất hiện nhiều trên thị trường. Bạn đọc hãy cùng Trang Anh Uniform tìm hiểu về ưu nhược điểm của loại vải này ngay dưới đây:
Ưu điểm của vải dacron
Vải dacron hiện đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống vì sở hữu những ưu điểm nổi bật sau:
Có khả năng chống lại những tác nhân gây biến dạng như vải không bị co rút khi giặt, không bị nhăn, không bị phai màu dưới tác động của ánh sáng mặt trời…
Tuổi thọ của vải cao nếu được bảo quản và vệ sinh đúng cách
Tác dụng bảo quản tài sản của người dùng trong điều kiện thời tiết mưa, nồm ẩm vì khả năng kháng nước cao, hút ẩm thấp.
Trọng lượng nhẹ, dễ dàng di chuyển
Giá thành không quá cao, phù hợp với nhiều đối tượng người dùng
Có khả năng chống bám bụi, chỉ cần lau qua là có thể làm sạch bụi trên bề mặt
Nhược điểm của vải dacron
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật nêu trên, vải dacron cũng tồn tại một số nhược điểm sau:
Màu sắc của vải dacron không được đa dạng như các loại vải khác trên thị trường.
Vải tạo cảm giác bí bách, khó chịu cho người dùng vì các liên kết trên bề mặt quá chặt chẽ.
Có khả năng tích điện.
Sử dụng lâu dài sẽ xuất hiện tình trạng bong tróc trên bề mặt.
Ứng dụng vải dacron trong đời sống
Như đã đề cập, hiện nay vải dacron đang được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực vì tính năng nổi trội. Cụ thể, loại vải này thường được sử dụng trong các lĩnh vực sau:
Vải khá bí hơi nên không được sử dụng để may các trang phục mặc hàng ngày. Tuy nhiên, vải dacron được sử dụng nhiều để may các trang phục đặc thù như quần áo bảo hộ, áo mưa, quần áo chống bụi, quần áo công nhân trong môi trường đặc thù…
Vải được sử dụng nhiều để sản xuất các đồ dùng phục vụ du lịch như ô dù, bạt, lều trại…
Vải được ứng dụng như một chất phụ gia thêm vào hỗn hợp vải lanh, len để kéo dài tuổi thọ cho vải và tăng khả năng chống mài mòn.
Ứng dụng để may cánh buồm cho tàu thuyền đi biển
Ứng dụng để may các loại rèm cửa, mái hiên…
Ứng dụng làm vải bạt che mái hiên, vải trong các loại ô dù kích thước lớn, thiết kế dây thừng…
Ứng dụng để sản xuất dây cung vì độ đàn hồi cao, chịu được lực căng lớn tương tự như một chiếc lò xo
Hướng dẫn cách bảo quản vải dacron
Mặc dù là một loại vải ít thấm nước, dễ dàng vệ sinh khi bám bụi… Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta không cần vệ sinh vải. Sau quá trình sử dụng, nhất là sau khi vải bị dính bùn bẩn, mưa và bụi thì bạn nên vệ sinh vải bằng cách giặt sạch với nước. Trong khi giặt, hãy lưu ý một số vấn đề sau:
Mặc dù vải không bị co rút trong nền nhiệt cao nhưng bạn cũng không nên giặt vải với nhiệt độ quá cao. Hãy giặt vải dưới nền nhiệt khoảng từ 60 – 70 độ C.
Không nên giặt vải dacron cùng các loại vải khác cũng như chất tẩy rửa có nồng độ cao.
Không được tẩy trắng vải dacron vì chất tẩy trắng sẽ làm mất đi đặc tính sẵn có của vải.
Hãy ưu tiên sử dụng các chất liệu tẩy rửa dịu nhẹ như nước giặt thay vì sử dụng bột giặt vì sẽ dẫn đến tình trạng lắng cặn.
Hạn chế vắt kiệt nước trên vải bằng máy giặt với cường độ cao. Bạn cũng có thể phơi trực tiếp vải sau khi giặt mà không cần vắt vì bản chất vải dacron không hề thấm nước.
Hạn chế phơi vải dacron dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời để gia tăng tuổi thọ.
Không được làm khô vải bằng nhiệt độ cao từ bếp củi, lò sưởi… vì sẽ làm cháy hoặc hỏng bề mặt vải.