Là một loại vải được nhiều người biết đến với chất liệu được làm từ tự nhiên, thân thiện với môi trường. Vải bamboo hiện nay đã và đang được nhiều người yêu thích lựa chọn để may quần áo và các đồ dùng trong gia đình.
Vải bamboo là gì?
Vải bamboo được xác định có nguồn gốc từ các nước Châu Á và sau đó dần xuất hiện ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ. Đây là loại vải được làm từ sợi bamboo với nguồn gốc từ bột của những loại cây thuộc họ tre. Loại vải này được đặc trưng bởi tính mát, khả năng thấm hút mồ hôi cao. Đặc biệt, loại vải này được làm từ sợi tự nhiên hoàn toàn nên rất thân thiện với môi trường.
Theo đánh giá từ các chuyên gia, chất liệu vải bamboo có khả năng hút ẩm tốt hơn vải cotton lên đến 60%. Bên cạnh đó, vải cũng có độ bền màu cao và khả năng kháng khuẩn tốt. Hiện nay, vải bamboo đang được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực may mặc quần áo thời trang và các đồ dùng nội thất.
Ưu nhược điểm của vải bamboo
Để đánh giá về các đặc điểm của loại vải này và so sánh với những chất liệu khác trên thị trường, bạn có thể tham khảo những thông tin được Trang Anh Uniform tổng hợp về ưu nhược điểm của vải bamboo dưới đây:
Ưu điểm
Khả năng thấm hút và thoát hơi tốt: Với hệ thống các lỗ nhỏ li ti trong cấu trúc sợi vải, loại vải này luôn được đánh giá đem lại khả năng thấm hút và thoát hơi tốt. Từ đó đem đến cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người sử dụng.
Thân thiện với môi trường: Được sản xuất từ bột tre tự nhiên nên quá trình sản xuất ra vải bamboo hoàn toàn không sử dụng các chất hóa học có hại cho môi trường. Quy trình sản xuất vải cũng hoàn toàn khép kín nên luôn đảm bảo yếu tố thân thiện với môi trường.
An toàn với làn da: Sợi bamboo được có nguồn gốc từ bột tre tự nhiên nên hoàn toàn không chứa chất hóa học độc hại. Sợi vải tre được dệt tỉ mỉ với bề mặt trơn nhẵn nên hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe và làn da của người sử dụng.
Khả năng kháng khuẩn cao: Trong cây tre tự nhiên luôn có sẵn chất Bamboo Kun với khả năng kháng khuẩn tự nhiên cao. Vì vậy, vải được sản xuất từ sợi tre được đánh giá có khả năng tiêu diệt đến 99,8 % vi khuẩn gây hại, đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng.
Độ bền được đánh giá cao: Với cấu tạo đan xen nhiều lớp sợi vải với nhau nên vải bamboo luôn có độ bền cao hơn so với những chất liệu thông thường. Bên cạnh đó, vải bamboo cũng không xuất hiện tình trạng xù lông, nhăn bề mặt hoặc xơ sợi.
Khả năng chống tia UV: Đây là loại vải có khả năng chống tia UV hiệu quả, giúp bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời. Vì vậy, loại vải này cũng được ứng dụng nhiều trong quá trình sản xuất các loại áo chống nắng.
Nhược điểm
Dễ bị co sau mỗi lần giặt: Sau khi giặt, vải bamboo thường dễ bị co lại một chút. Mặc dù không ảnh hưởng đến form quần áo nhưng việc vải dễ bị co cũng khiến bạn cần chú ý hơn đến nhiệt độ nước khi giặt để tránh ảnh hưởng đến chất lượng áo.
Vải lâu khô: Mặc dù có khả năng thoáng khí nhưng vải bamboo khi giặt lại lâu khô hơn các loại vải khác.
Quy trình sản xuất vải bamboo
Vải bamboo trên thị trường hiện nay thường được sản xuất thông qua 2 quy trình chính là xử lý cơ khí và xử lý hóa học. Cụ thể:
Quy trình sản xuất bằng phương pháp cơ khí
Quy trình sản xuất vải bamboo bằng phương pháp hóa học
Ứng dụng của vải bamboo
Với những đặc điểm nổi bật nêu trên, vải bamboo hiện nay đã được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực may mặc và thiết kế đồ dùng nội thất. Cụ thể bao gồm:
Quần lót nam nữ: Với chất liệu có khả năng co giãn và thấm hút tốt, vải bamboo luôn là sự lựa chọn lý tưởng để may các sản phầm đồ lót cho nam nữ.
Tất kháng khuẩn, khử mùi: Đặc tính kháng khuẩn tự nhiên giúp các sản phẩm tất làm từ vải bamboo có khả năng kháng khuẩn và khử mùi tự nhiên.
Đồ trẻ em: Vải bamboo có khả năng hút ẩm, kháng khuẩn và bảo vệ làm da hiệu quả nên thường được ứng dụng để may đồ trẻ em.
Đồ dùng nội thất: Chất vải mềm mịn đặc trưng cũng giúp vải bamboo được nhiều người lựa chọn để may các sản phẩm đồ nội thất như rèm cửa, vỏ ga gối, khăn trải bàn…